Xét nghiệm HPV giúp phát hiện, điều trị kịp thời ung thư cổ tử cung

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Việc xét nghiệm HPV đóng vai trò quan trọng trong việc rà soát, phát hiện virus HPV hiện diện trong cơ thể và có biện pháp điều trị kịp thời. Vậy xét nghiệm virus HPV là gì, được thực hiện như thế nào ắt hẳn được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Hãy cùng Thu Cúc TCI tham khảo ngay những thông tin bổ ích trong bài viết dưới đây.

1. Khái niệm virus HPV. Xét nghiệm HPV là gì?

1.1 Khái niệm virus HPV

HPV (Human Papollimavirus) là loại vi rút có đường kính nhỏ, chỉ khoảng dưới 55 nm gây bệnh cho các tế bào biểu mô như cổ tử cung, da, miệng, họng, hậu môn…

Hiện có khoảng trên 100 loại vi rút HPV thì khoảng 40 loại trong số đó có liên quan đến các bệnh đường hậu môn, sinh dục, trong đó nguy hiểm nhất là ung thư cổ tử cung. HPV được chia làm 2 loại là nhóm HPV nguy cơ thấp và nhóm HPV nguy cơ ca. Trong khi nhóm HPV nguy cơ thấp chỉ gây mụn cóc ở bộ phận sinh dục thì nhóm HPV nguy cơ cao lại liên quan đến nhiều bệnh ung thư. Đây là loại vi rút có thể lây nhiễm ở cả nam giới và nữ giới.

1.2 Xét nghiệm HPV là gì?

Đây là xét nghiệm quan trọng trong tầm soát ung thư cổ tử cung, thường áp dụng cho nữ giới trên 30 tuổi với mục đích phát hiện virus HPV hiện diện trong cơ thể và định tuýp HPV đó.

Xét nghiệm HPV giúp tầm soát, phát hiện virus gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ từ 30 tuổi.

Xét nghiệm HPV giúp tầm soát, phát hiện virus gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ từ 30 tuổi.

Có 2 loại xét nghiệm virus HPV là kiểm tra (Test) nhanh HPV và định tuýp HPV. Test nhanh HPV cho phép bác sĩ biết được có hay không có HPV tồn tại trong cơ thể trong khi định tuýp HPV phát hiện được loại HPV lây nhiễm.

2. Xét nghiệm HPV thực hiện như thế nào?

2.1 Một số trường hợp nên xét nghiệm virus HPV

– Nữ giới đã quan hệ tình dục (trên 30 tuổi)

– Phụ nữ đã tiêm phòng HPV vẫn nên thực hiện xét nghiệm HPV định kì

– Những người có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao như sinh con ở độ tuổi quá trẻ (trước 17 tuổi), quan hệ tình dục không an toàn, hút thuốc lá, có mẹ, chị/ em gái mắc ung thư cổ tử cung…

Khám xét nghiệm HPV định kì giúp phòng và phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung sớm.

Khám xét nghiệm HPV định kì giúp phòng và phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung sớm.

2.2 Xét nghiệm HPV thực hiện như thế nào?

Các bước tiến hành xét nghiệm virus HPV được thực hiện theo trình tự như sau:

– Bước 1: bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ dạng mỏ vịt để mở rộng âm đạo, dùng một chổi phết nhỏ lấy tế bào ở cổ tử cung đang mở. Sau đó, phết lên lam kính, quan sát dưới kính hiển vi để xác định chính xác loại vi rút lây nhiễm.

– Bước 2: dựa vào kết quả xét nghiệm HPV, mà bác sĩ có thể chỉ định theo dõi, điều trị phù hợp.

Vì HPV có thể lây nhiễm bất kì thời gian nào và có thời gian ủ bệnh lâu, có thể lên tới 10 năm vì vậy, ngay cả khi xét nghiệm âm tính, nữ giới vẫn nên thực hiện xét nghiệm định kì để phát hiện bệnh sớm.

Trường hợp xác định loại vi rút nguy cơ cao, đặc biệt là HPV 16 và HPV 18, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm khác như soi cổ tử cung, sinh thiết… để xác định có liên quan đến ung thư hay không

3. Cách phòng ngừa và điều trị HPV hiệu quả

3.1 Phòng ngừa HPV hiệu quả

Hiện nay không có biện pháp phòng ngừa triệt để HPV nhưng có một số cách dưới đây sẽ giúp bản thân giảm thiểu tối đa khả năng nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung, bao gồm:

– Áp dụng các biện pháp phòng tránh khi quan hệ tình dục

Bao cao su là người bạn đồng hành giúp chống lại sự lây lan của virus HPV nhưng nó không bảo vệ đầy đủ do không thể bao phủ toàn bộ vùng da xung quanh bộ phận sinh dục. Do vậy chị em nên sử dụng bao cao su và các biện pháp tình dục an toàn để giảm thiểu đáng kệ sự lây nhiễm virus HPV

– Phòng bệnh bằng vaccine HPV

Có ba loại vaccine phòng HPV đã được kiểm định về chất lượng, nó đều bảo vệ sự lây nhiễm của hai loại HPV 16 và 18 ( là nguyên nhân gây ra ít nhất 70% các ca ung thư cổ tử cung ). Hiện nay, vắc xin Gardasil 9 được chấp thuận sử dụng cho cả nam và nữ ( độ tuổi từ 9 – 45 ) để bảo vệ giúp chống lại mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch ( gọi tắt là CDC) khuyến nghị nên tiêm vaccine HPV định kỳ cho cả bé trai và gái trong độ tuổi từ 9- 26 tuổi. Trẻ em nên chích ngừa trước khi quan hệ tình dục và tiếp xúc với virus HPV là tốt nhất, nếu bị nhiễm HPV rồi thì vắc xin có thể hiệu quả kém đi hoặc không có tác dụng nữa.

3.2 Điều trị HPV hiệu quả

Hiện nay, phần lớn các trường hợp nhiễm HPV đều tự khỏi trong 2 năm. Dù vậy, với những người mắc bệnh các bác sĩ sẽ yêu cầu tái khám, làm các xét nghiệm lại sau 1 năm để tìm hiểu những bất thường của cơ thể nếu có và kiểm tra xem tình trạng nhiễm HPV còn tồn tại hay không.

– Đối với trường hợp bị mụn cóc sinh dục thì điều trị bằng đông lạnh bằng nitơ lỏng hoặc bằng thuốc (kê đơn). Tuy nhiên, nó có thể quay trở lại bất kì lúc nào.

– Ung thư do virus HPV thì có thể điều trị bằng phương pháp xạ trị, hóa trị, phẫu thuật và cùng lúc có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

Lưu ý, khi phát hiện những bất thường về sức khỏe thì chị em nên lập tức đến các bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và kiểm tra lâm sàng, giúp phát hiện và điều trị sớm nếu mắc phải bệnh lý này.

Tiêm phòng virus HPV là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa HPV

Tiêm phòng virus HPV là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa HPV

Những thông tin Thu Cúc TCI chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm được về virus HPV là gì cũng như các thông tin liên quan. Hiện nay ung thư cổ tử cung ở phụ nữ rất phổ biến và tăng dần theo hàng năm theo đó là tỉ lệ tử vong cao. Vì thế, việc chủ động quan tâm đến sức khỏe bản thân và người xung quanh cũng như tạo cho mình lối sống khoa học lành mạnh sẽ góp phần giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm virus HPV.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi để thực hiện xét nghiệm HPV. Để đặt lịch khám, điều trị hoặc nhận thêm thông tin tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ trực tiếp với Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital