Vì sao không hút thuốc bị ung thư phổi?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Thuốc lá được coi là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Tuy nhiên, bệnh xảy ra với cả những người không bao giờ hút thuốc. Vậy, vì sao không hút thuốc bị ung thư phổi?

Vì sao không hút thuốc lá vẫn bị ung thư phổi

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính đường hô hấp rất nguy hiểm bắt đầu từ phổi, cơ quan nằm bên trong lồng ngực được bao bọc bởi các xương sườn. Đây là bệnh phổ biến và gây tử vong cao trên toàn thế giới. Với tốc độ tăng như hiện tại, ước tính số lượng nam giới và nữ giới tại Việt Nam sẽ lần lượt đạt khoảng gần 45 nghìn ca và gần 20 nghìn ca, gấp khoảng 2 – 2,5 lần so với thời điểm năm 2010.

Khói thuốc là nguyên nhân gây ung thư phổi hàng đầu tại nhiều nước trên thế giới

Một nghiên cứu đã chỉ ra, khoảng 80% trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến khói thuốc lá. Ngoài ra, hút thuốc lá thụ động cũng gây ra hơn 7 nghìn cái chết mỗi năm. Tuy nhiên, ngoài khói thuốc lá còn có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Đó chính là lý do vì sao không hút thuốc bị ung thư phổi.

Có thể bạn quan tâm: dấu hiệu ung thư phổi

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi bao gồm:

Tiếp xúc với khí randon

Randon là khí phóng xạ tự nhiên tồn tại do sự phân hủy của urani trong đất đá. Tại Mỹ, randon là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi ở cả những người bình thường và cả người không hút thuốc lá.

Randon có thể tồn tại ở ngoài trời và trong nhà, tuy nhiên lượng phóng xạ trong nhà tập trung nhiều hơn. Chỉ cần hít phải một lượng rất nhỏ là bạn đã có nguy cơ mắc ung thư phổi. Randon xuất hiện ở nhà qua các vết nứt nền, móng, tường và qua các lỗ hở xung quanh thùng chứa nước, thoát nước.

Để hạn chế nguy cơ này, bạn cần kiểm tra thường xuyên nồng độ khí randon trong gia đình, thiết kế không gian thoáng, thường xuyên mở cửa sổ…

Tiếp xúc với amiang

Trang bị thiết bị bảo hộ trong môi trường độc hãi để tránh tiếp xúc với amiang

Những người tiếp xúc nhiều với amiang có khả năng mắc ung thư phổi cao hơn rất nhiều so với những người bình thường. Đây là thứ bụi vô cơ có nhiều ở những nơi sản xuất, khai thác mỏ, thi công công trình kiến trúc có sử dụng vật liệu bằng amiang (như tấm lợp fibro).

Để hạn chế tiếp xúc khí độc hại này, cần chú ý trang bị các thiết bị bảo hộ cần thiết trong môi trường có khả năng tiếp xúc với aminag.

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí ngoài trời làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Một nghiên cứu tại Mỹ đã xác định có khoảng 5% bệnh nhân ung thư phổi chết bắt nguồn từ nguyên nhân này.

Uống nước nhiễm asen

Nguồn nước uống hàng ngày mà chúng ta sử dụng để ăn uống, sinh hoạt nếu không đảm bảo cũng có nguy cơ gây bệnh. Nước uống nhiễm asen là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Từng xạ trị vùng ngực

Những người xạ trị ngực có khả năng mắc ung thư phổi cao hơn những người bình thường

Những người từng điều trị xạ trị vùng ngực có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân này được tìm thấy ở những phụ nữ điều trị xạ trị sau cắt bỏ do ung thư…

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh

Những người có bố mẹ, anh/ chị, em mắc ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường, đặc biệt là khi chẩn đoán bệnh ở độ tuổi còn trẻ. Nguyên nhân có thể do thường hưởng yếu tố gen đột biến gây ung thư.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital