Ung thư tuyến tiền liệt có di truyền không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Là bệnh ung thư thường gặp ở nam giới lớn tuổi, ung thư tuyến tiền liệt đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Vậy liệu ung thư tuyến tiền liệt có di truyền không và những ai có nguy cơ mắc bệnh cao nhất?

Theo Urology Care Foundation, ung thư tuyến tiền liệt là nguyên nhân thứ hai phổ biến nhất gây tử vong do ung thư ở nam giới Mỹ. Khoảng 1 trong 7 đàn ông sẽ được chẩn đoán mắc bệnh. Khoảng 1 trong số 39 nam giới tử vong do bệnh. Hầu hết những ca tử vong gặp ở những người đàn ông lớn tuổi.

Ung thư tuyến tiền liệt có di truyền không?

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt không di truyền. Tuy nhiên, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì các thành viên còn lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Nguyên nhân có thể do:

  • Đột biến gen làm tăng nguy cơ ung thư di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các đột biến gen này có thể bao gồm: RNASEL, trước đây gọi là HPCI; BRCA1 và BRCA2 (cũng liên quan đến ung thư vú và buồng trứng ở phụ nữ); MSH2, MLH1 và các gen sửa chữa không tương thích DNA khác; HOXB13.
  • Cùng một gia đình nên có cùng lối sống, thói quen ăn uống, lối sống tương tự nhau

Ai có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt?

Ngoài yếu tố tiền sử bệnh gia đình, một số người dưới đây cũng có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn người bình thường:

  • Người lớn tuổi: một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với ung thư tuyến tiền liệt là tuổi tác. Bệnh ít khi gặp ở nam giới trẻ. Hội Ung Thư Tuyến tiền liệt báo cáo rằng chỉ có 1 trong 10.000 người đàn ông ở dưới 40 tuổi tại Hoa Kỳ mắc bệnh. Con số này tăng lên 1 trong 38 đối với nam giới ở độ tuổi 40 đến 59. Con số này lên tới 1 trong số 14 nam giới ở độ tuổi từ 60 đến 69. Phần lớn các trường hợp được chẩn đoán ở nam giới trên 65 tuổi.

Một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với ung thư tuyến tiền liệt là tuổi tác

  • Chế độ ăn: một chế độ ăn uống giàu thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao cũng có thể là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
  • Những người bắt đầu quan hệ tình dục từ sớm, từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc có nhiều đối tác tình dục cũng tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
  • Các yếu tố khác: hút thuốc lá, béo phì, lối sống không lành mạnh… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Một số dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt phổ biến

Triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt không rõ ràng, đến giai đoạn nặng đa phần người bệnh thấy:

Tiểu khó kèm theo đau toàn vùng niệu đạo là triệu chứng phổ biến của ung thư tuyến tiền liệt

  • Tiểu khó kèm theo đau toàn vùng niệu đạo, tầng sinh môn hoặc hậu môn khi đi tiểu xong, với đặc trưng chủ yếu là khó tiểu, nước tiểu trong.
  • Tiểu ra máu cũng là một trong những dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt, tuy nhiên trường hợp này ít gặp hơn. Nguồn gốc của tiểu ra máu là từ niệu đạo – tuyến tiền liệt. Đa số trường hợp bệnh nhân tiểu ra ít máu, có tính chất nhỏ giọt và hiện tượng này tái đi tái lại nhiều lần.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital