Ung thư trực tràng giai đoạn cuối có chữa khỏi không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư trực tràng giai đoạn cuối có chữa khỏi không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu khi bản thân hoặc người nhà mắc phải căn bệnh này. Bài viết dưới đây chúng tôi xin giúp độc giả giải đáp thắc mắc này.

Ung thư trực tràng là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở đường tiêu hóa. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người không biết mình mắc bệnh. Khi các triệu chứng bệnh rõ ràng hơn thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn nặng, lúc này tế bào ung thư đã di căn và bệnh phát triển tới giai đoạn cuối, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Ung thư trực tràng giai đoạn cuối có chữa khỏi không?

Ung thư trực tràng giai đoạn cuối là giai đoạn các tế bào ung thư đã vượt ra khỏi trực tràng và di căn tới nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như xương, hạch bạch huyết, gan, phổi, lá lách… Lúc này việc điều trị ung thư trực tràng sẽ gặp khó khăn bởi sức khỏe người bệnh yếu, khả năng đáp ứng sau điều trị không cao.

Ung thư trực tràng giai đoạn cuối là giai đoạn các tế bào ung thư đã vượt ra khỏi trực tràng và di căn tới nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể

Ung thư trực tràng giai đoạn cuối là giai đoạn các tế bào ung thư đã vượt ra khỏi trực tràng và di căn tới nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể

Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của y học, nhiều phương pháp điều trị ung thư được áp dụng đã mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt với bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối vẫn có thể chữa được nhưng không thể khỏi hoàn toàn. Việc điều trị sẽ nhằm mục đích giảm triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển và kéo dài cơ hội sống cho người bệnh.

Chữa ung thư trực tràng giai đoạn cuối bằng phương pháp nào?

Ở giai đoạn cuối, người bệnh ung thư trực tràng cần phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị. Tùy vào kích thước, vị trí của khối u và vị trí mà khối u di căn tới, độ tuổi của người bệnh, tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị thường được áp dụng là phẫu thuật, hóa trị

  • Phẫu thuật: bác sĩ sẽ cắt đi một phần khối u cùng với trực tràng, các hạch lân cận bị bệnh. Ở giai đoạn cuối, bác sĩ có thể cắt thêm một phần có tế bào ung thư di căn tới.
  • Xạ trị: là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị có tác dụng tại chỗ, có thể được sử dụng trước phẫu thuật để làm thu nhỏ kích thước khối u hoặc sau phẫu thuật để tiêu diệt toàn bộ tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể.
Hóa trị là phương pháp thường được áp dụng ở giai đoạn cuối nhằm kiểm soát sự phát triển của khối u

Hóa trị là phương pháp thường được áp dụng ở giai đoạn cuối nhằm kiểm soát sự phát triển của khối u

  • Hóa trị: ở giai đoạn cuối, hóa trị giúp giảm triệu chứng, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn chúng xâm lấn tới các cơ quan, vị trí khác trong cơ thể.

Ở giai đoạn cuối, việc điều trị ung thư trực tràng có thể gặp khó khăn do sức khỏe của người bệnh yếu, khả năng đáp ứng của cơ thể sau điều trị không cao. Ngoài ra một phần do yếu tố tâm lý của người bệnh lo lắng, sợ hãi, bi quan… ảnh hưởng tới khả năng điều trị và tỷ lệ sống sau điều trị.

Lưu ý gì trong chăm sóc người bệnh ung thư trực tràng giai đoạn cuối?

Với người bệnh ung thư giai đoạn cuối nói chung và ung thư trực tràng nói riêng cần có biện pháp chăm sóc đặc biệt, giúp người bệnh ổn định sức khỏe, tâm lý, cải thiện tình trạng bệnh. Ở giai đoạn này, người nhà cần chú ý:

  • Chú ý dinh dưỡng: người bệnh ở giai đoạn cuối thường gặp khó khăn trong ăn uống, ăn kém, suy nhược cơ thể, sức khỏe yếu… vì thế người nhà cần chú ý động viên người bệnh chịu khó ăn. Người nhà nên đổi mới thực đơn, đa dạng các món ăn và chế biến món ăn dưới dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa sẽ giúp người bệnh dễ ăn, dễ nuốt hơn.
Người bệnh nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo hoặc súp

Người bệnh nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo hoặc súp

  • Chú ý vận động: người bệnh ung thư trực tràng giai đoạn cuối cần chú ý vận động, nên nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh vận động mạnh. Khi sức khỏe ổn định người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng, tập các động tác dưỡng sinh, yoga phù hợp.
  • Chú ý tâm lý: Ở giai đoạn cuối, tâm trạng người bệnh thường lo lắng, sợ hãi hoặc bi quan, chán nản, vì thế lúc này người nhà cần động viên, chia sẻ với người bệnh, giúp người bệnh yên tâm chữa trị. Bên cạnh đó người nhà có thể áp dụng các cách đơn giản để ổn định tâm lý, tinh thần cho người bệnh như cho người bệnh nghe nhạc, trò chuyện hoặc đánh cờ…

Ung thư không chừa một ai, bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Vì thế để biết mình có mắc ung thư hay không, ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, người bệnh cần thăm khám, tầm soát phát hiện sớm ung thư, điều trị kịp thời ngay từ khi chẩn đoán mắc bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital