Ung thư không đáng sợ như bạn nghĩ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Trong cuộc sống có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau về ung thư gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho mọi người. Thực nhưng thực tế, ung thư không hề đáng sợ như bạn nghĩ.
Lý giải về điều này, các chuyên gia y tế cho rằng, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư, nhưng căn bệnh này vẫn có thể phát hiện sớm, điều trị hiệu quả, phòng ngừa dễ dàng.

Ung thư thư có thể phát hiện sớm

Các bệnh lý ung thư thường khởi phát từ những tổn thương hoặc các bệnh lý sẵn có trong cơ thể. Chúng được hình thành trong một khoảng thời gian nhất định và ít gây ra các triệu chứng sớm. Các dấu hiệu bệnh ở giai đoạn đầu rất mờ nhạt và dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên nếu để ý kỹ, quan tâm thường xuyên tới sức khỏe, lắng nghe cơ thể, bạn sẽ nhận thấy những thay đổi lạ. Ví dụ như:

  • Đau bụng âm ỉ hơn 2 tuần
  • Thường xuyên buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, cơ thể suy nhược
  • Cân nặng thay đổi và giảm nghiêm trọng
  • Rối loạn kinh nguyệt kéo dài
  • Đau vùng xương chậu triền miên
  • Đau tức ngực và ho dai dẳng, thậm chí ho ra máu
  • Xuất hiện hạch bất thường ở cổ hoặc nách, cứng, đau và không di động

….

Khi nhận thấy những thay đổi lạ trên cơ thể, bạn cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe, làm các xét nghiệm chuyên sâu nhằm phát hiện sớm ung thư.

Tầm soát ung thư là cách hiệu quả giúp phát hiện sớm bệnh

Tầm soát ung thư là cách hiệu quả giúp phát hiện sớm bệnh

Ngoài ra, để phát hiện sớm mầm mống ung thư, ngay từ khi chúng chưa gây ra bất cứ triệu chứng nào, phương pháp hiệu quả nhất là tầm soát ung thư định kỳ. Theo đó, cả nam và nữ trong mọi độ tuổi, có tiền sử gia đình mắc ung thư hoặc có bệnh lý mạn tính trong cơ thể, có thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học… cần chủ động tầm soát ngay để kịp thời phát hiện sớm bệnh (nếu có).

Ung thư có thể được điều trị hiệu quả

Mặc dù ung thư là bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có thể phát hiện và điều trị thành công, giúp kéo dài cơ hội sống cho người bệnh. Theo đó, nếu người bệnh ung thư được điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sau 5 năm tăng cao. Ví dụ như:

Ung thư tuyến tiền liệt 100%Ung thư tuyến giáp 100%
Ung thư da 100%Ung thư vú 99%
Ung thư đại trực tràng hơn 90%Ung thư cổ tử cung 93%
Ung thư vòm họng 71%Ung thư buồng trứng 90%
Ung thư phổi 70%Ung thư dạ dày 70%

Tùy vào từng loại ung thư, mức độ bệnh, giai đoạn cụ thể và tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, các phương pháp điều trị ung thư thường được áp dụng là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

  • Phẫu thuật: phương pháp này thường được áp dụng ở giai đoạn đầu khi kích thước khối u còn nhỏ, chưa có dấu hiệu xâm lấn hoặc di căn. Tùy vào loại ung thư, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn cơ quan chứa khối u hoặc phẫu thuật bảo tồn (cắt bỏ khối u). Người bệnh có thể được chỉ định mổ nội soi hoặc mổ mở, tùy vào loại bệnh ung thư cụ thể và sức khỏe từng người.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị thường được áp dụng nhằm loại bỏ tế bào ung thư trong cơ thể

Phẫu thuật là phương pháp điều trị thường được áp dụng nhằm loại bỏ tế bào ung thư trong cơ thể

  • Hóa trị: phương pháp này sử dụng thuốc hóa chất điều trị ung thư. Thuốc hóa chất được tiêm vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống, có tác dụng toàn thân, giúp kiểm soát và ngăn chặn khối u phát triển. Tùy vào giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định hóa trị đơn lẻ hoặc hóa trị kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm tăng hiệu quả sau điều trị bệnh.
  • Xạ trị: phương pháp này sử dụng các tia năng lượng cao chiếu trực tiếp vào vị trí có khối u nhằm thu nhỏ và tiêu diệt chúng. Xạ trị chỉ tác động tại chỗ nên không gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác. Xạ trị cũng có thể được sử dụng kết hợp với hóa trị hoặc phẫu thuật (tùy vào trường hợp bệnh và giai đoạn bệnh cụ thể)

Ngoài 3 phương pháp điều trị chính nêu trên, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phương pháp điều trị trúng đích, điều trị nội tiết tố… theo tình trạng bệnh và sức khỏe của từng người.

Ung thư có thể phòng ngừa

Mặc dù là bệnh ung thư nguy hiểm nhưng các bệnh lý ung thư đều có thể phòng tránh được bằng các biện pháp khoa học hàng ngày. Ví dụ như:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý
  • Không hút thuốc lá
  • Thường xuyên vận động, thể dục thể thao
Thường xuyên vận động kết hợp với ăn uống khoa học có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư

Thường xuyên vận động kết hợp với ăn uống khoa học có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư

  • Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh như phòng virus HPV – thủ phạm gây ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn, âm đạo…; vắc xin viêm gan B – giúp ngừa virus viêm gan B làm tăng nguy cơ ung thư gan
  • Điều trị triệt để các bệnh lý sẵn có trong cơ thể như nhiễm vi khuẩn HP, viêm loét dạ dày, đại tràng, polyp, bệnh Crohn, trào ngược dạ dày thực quản, viêm gan B, C…

Ung thư không phải là “bản án tử” nếu bạn quan tâm hơn nữ tới sức khỏe, có biện pháp bảo vệ, phát hiện sớm bệnh. Chính vì thế, ngay khi còn chưa mắc ung thư, bạn nên chủ động tầm soát ung thư định kỳ để loại bỏ nỗi lo ung thư ghé thăm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital