U nang tuyến giáp là gì? Có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Nhiều người được chẩn đoán có u nang tuyến giáp đều thắc mắc u nang tuyến giáp là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị u nang tuyến giáp như thế nào? Mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

U nang tuyến giáp là gì?

U nang tuyến giáp là bệnh lý phổ biến thường gặp ở tuyến giáp. Nó có thể là khối u lành tính hoặc ác tính. Trường hợp u nang ác tính rất hiếm gặp.

U nang tuyến giáp được chia thành 2 loại là u đơn nhân và u đa nhân. U đa nhân là những u có nhiều nhân lớn và nhân nhỏ, rất khó nhận biết bằng mắt thường. Bệnh thường được phát hiện qua siêu âm.

U nang tuyến giáp thường không có triệu chứng và được phát hiện chủ yếu qua siêu âm

U nang tuyến giáp thường không có triệu chứng và được phát hiện chủ yếu qua siêu âm

U nang đa phân thường là do di chứng của viêm giáp hoặc phẫu thuật. Thành phần của u là chứa dịch hoặc đặc, trong đó có 75-85% là đặc.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn nguyên nhân gây ra u nang tuyến giáp nhưng có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Do người bệnh từng tiếp xúc với hóa trị hoặc xạ trị để điều trị bệnh ung thư ở vùng cổ, ngực…
  • Do di chứng của viêm tuyến giáp hoặc phẫu thuật vùng cổ
  • Do sự thay đổi hormon trong cơ thể, suy yếu hệ miễn dịch
  • Do di truyền từ người thân trong gia đình

Bệnh u nang tuyến giáp có nguy hiểm không?

U nang tuyến giáp đa phần là lành tính nhưng có thể gây ra nhiều phiến toái cho người bệnh, ảnh hưởng tới thẩm mỹ, sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị triệt để, u nang có thể gây biến chứng viêm giáp và rối loạn chức năng tuyến giáp. Nếu là u nang ác tính còn có khả năng gây tử vong nhanh chóng nếu không điều trị sớm.

U nang tuyến giáp có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người đặt ra

U nang tuyến giáp có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người đặt ra

Phần lớn các u nang tuyến giáp không gây ra bất cứ triệu chứng nào, do đó mà nhiều người không phát hiện mình mắc bệnh. Người bệnh chỉ biết mình có u nang khi thăm khám sức khỏe hoặc siêu âm vùng cổ.

Thông thường qua một thời gian, nang tuyến giáp có thể thu nhỏ kích thước. Nếu nang không lớn lên và không gây ra bất cứ triệu chứng gì thì không nguy hiểm và không cần điều trị. Ngược lại nếu gây biến chứng chảy máu trong nang hoặc nang thay đổi kích thước đột ngột, gây đau, khó nuốt, gây khó thở, gia tăng nhịp tim… thì cần điều trị ngay.

Điều trị u nang tuyến giáp như thế nào?

Tùy vào kích thước của nang và tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

  • Trường hợp u lành tính nhưng có kích thước lớn cần phải sử dụng thuốc thuốc hoặc phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc trong khoảng 6 tháng. Nếu u nhỏ đi thì theo dõi tiếp, u lớn dần phải phẫu thuật cắt bỏ. Với nang nước thì thường tự tiêu biến sau khi chọc dịch.
  • Với u ác tính hoặc đang nghi ngờ ác tính thì cần phải phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt. Nếu bệnh tiến triển nhanh cần phải xạ trị i ốt phóng xạ hoặc cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Tình vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

Tình vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

Lưu ý gì sau khi bị u nang tuyến giáp?

Ngoài việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh u nang tuyến giáp cần lưu ý tới chế độ ăn uống:

  • Khi bị u nang tuyến giáp, người bệnh cần kiêng các thực phẩm chế biến sẵn vì chúng chứa hàm lượng chất béo cao, gây cản trở cho việc sản xuất hormon thyroxin của tuyến giáp, giảm tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh.
  • Hạn chế đậu nành và các chế phẩm từ đậu, kiêng nội tạng động vật và những thực phẩm giàu protein
  • Kiêng đường và các chất tạo ngọt vì chúng có thể làm suy giảm chức năng tuyến giáp
  • Kiêng sử dụng cà phê, rượu bia, đồ uống có ga
  • Nên ăn những thực phẩm giàu i-ốt, hoa quả và các loại nước trái cây
  • Nên bổ sung các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, hạt bí… bởi chúng giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn.
  • Nên ăn cá và các loại hải sản bởi chúng chứa chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe

Việc ăn uống đúng cách kết hợp với nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ sẽ giúp kiểm soát và cải thiện sớm tình trạng sức khỏe. Đồng thời người bệnh cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ, tái khám kiểm tra đúng hẹn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital