Làm sao để biết bị ung thư vòm họng?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Làm sao để biết bị ung thư vòm họng là băn khoăn của nhiều độc giả. Đây là bệnh ung thư khó phát hiện ở giai đoạn sớm và các phương pháp điều trị cũng rất phức tạp.

Ung thư vòm họng là bệnh đứng hàng đầu trong các loại ung thư vùng đầu-mặt-cổ và là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất ở nước ta. Tỷ lệ người Việt Nam mắc ung thư vòm họng đứng top đầu của thế giới. Trước đây, khi chưa có thiết bị nội soi hiện đại, việc tầm soát ung thư này thường bị bỏ sót. Tuy nhiên, khi thiết bị nội soi được phổ biến trong toàn ngành tai-mũi-họng, tỷ lệ phát hiện sớm ung thư vòm cũng tăng lên. Có thể phát hiện ung thư vòm họng sớm nhờ:

Dấu hiệu ung thư vòm họng

Trước tiên, bạn thấy đau họng, khó nuốt. Khó nghe một bên tai hoặc cả hai. Bạn cũng có thể bị chảy máu cam, nhức đầu, mờ mắt, hắt xì, ù tai, đau đầu, khàn tiếng kéo dài. Nếu các triệu chứng kể trên kéo dài 3 tuần mà không thuyên giảm thì cần thăm khám bác sĩ để tầm soát ung thư.

Khi ung thư phát triển ở giai đoạn cuối, bạn thường xuyên bị ngạt mũi kèm chảy máu, mủ ở mũi; nổi hạch ở góc hàm có thể nhận biết cảm quan; hoặc liệt các dây thần kinh sọ não với các dấu hiệu như lác mắt, tê mặt, vẹo lưỡi, nuốt sặc…

Tuy nhiên, việc phát hiện dựa vào các dấu hiệu này chỉ mang tính tương đối. Thêm vào đó, đa phần các triệu chứng chỉ xuất hiện khi đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị rất khó khăn. Do vậy, các bác sĩ thường khuyến cáo người dân: Đừng đợi có bệnh rồi mới đi khám. Thay vào đó, hãy khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ.
Chẩn đoán ung thư vòm họng

Chỉ dựa vào dấu hiệu, chưa thể kết luân ung thư vòm họng. Để khẳng định chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán như:

  • Nội soi vòm mũi họng, đặc biệt nội soi NBI vòm mũi họng
  • Sinh thiết khối u dưới chỉ dẫn của nội soi NBI sẽ rất chính xác
  • Huyết thanh chẩn đoán:Dùng các phản ứng EBV VCA IgA; EBV VCA IgG; EBV VCA IgM phát hiện ung thư vòm sớm

Bệnh ung thư vòm họng phát sinh ở người không có yếu tố nguy cơ rõ ràng, do đó chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Tuy vậy, để phòng bệnh điều quan trọng vẫn là tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ.

  • Không nên hút thuốc lá: các nhà khoa học đã chứng minh những người đang hút thuốc mà từ bỏ được thì sau 5-6 năm nguy cơ mắc ung thư vòm họng sẽ giảm xuống giống như những người không hút thuốc.
  • Hạn chế uống rượu, bia và các chất có cồn gây hại cho cơ thể. Hạn chế ăn thịt muối, cá muối và các thức ăn lên men (dưa muối, củ muối).

Nhiều người quan tâm: Dấu hiệu ung thư vòm họng

Khám tầm soát ung thư vòm họng định kỳ, đặc biệt là khi có các triệu chứng bất thường về tai mũi họng kéo dài mà điều trị thông thường không khỏi.

  • Khám tầm soát ung thư vòm họng định kỳ, đặc biệt là khi có các triệu chứng bất thường về tai mũi họng kéo dài mà điều trị thông thường không khỏi.
  • Bổ sung các loại trái cây, rau củ vào khẩu phần ăn uống. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý, luyện tập thể lực để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Để đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital