Tuyến tiền liệt vừa tham gia tiết dịch để tạo thành tinh dịch, vừa kiểm soát hoạt động đi tiểu và xuất tinh. Khi tuyến tiền liệt bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát nước tiểu và xuất tinh.
Nguyên nhân viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt thường gặp ở người 60 tuổi trở lên, có thể phát triển cả ở người dưới 40. Những người mới bị viêm bàng quang hoặc đường tiết niệu; phải đặt ống xông cũng có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, người làm những nghề có chấn động hoặc rung nhiều; lắc hoặc đi xe đạp liên tục; những người có yếu tố nguy cơ cao bị viêm tuyến tiền liệt cũng là người có tuyến tiền liệt to, người hay bị sỏi thận, người hay bị nhiễm trùng đường tiểu và người có những bế tắc đường tiểu dưới như hẹp bao quy đầu… đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Dấu hiệu nhận biết viêm tuyến tiền liệt
- Tiểu nhiều lần, lắt nhắt, tiểu rớt giọt, tiểu buốt, tiểu đêm
- Tiểu khó, phải rặn, tiểu chậm (đi tiểu nhưng không được ngay). Trường hợp nặng và cấp tính có thể gây bí tiểu
- Triệu chứng đau rát và tức ở những vùng trên xương mu, bẹn bìu, tiểu khung và tầng sinh môn
- Xuất tinh đau, xuất tinh ra máu đôi khi kèm rối loạn co cứng của dương vật
- Sốt cao: trong trường hợp viêm cấp tính
Làm gì khi bị viêm tuyến tiền liệt
Khi phát hiện viêm tuyến tiền liệt, cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, cần tránh vận động mạnh, gây sức nén cho tuyến tiền liệt như đạp xe, cần uống nhiều nước, hạn chế rượu, cà phê và thức ăn cay nóng, đi tiểu đều.
Viêm tiền liệt tuyến không nhất thiết phải ngừng sinh hoạt tình dục, tuy nhiên, khi quan hệ tình dục mà xuất hiện những dấu hiệu như chảy máu, tổn thương cơ quan sinh dục hay quá trình xuất tinh bất thường thì cần đến ngay bác sĩ.
Cần uống nước nhiều hơn, từ 8 – 12 ly mỗi ngày để làm sạch đường tiết niệu, cho tới khi đi tiểu nhiều hơn bình thường. Điều này có thể giúp làm sạch đường tiết niệu. Tránh uống rượu và đồ uống có caffein. Caffein có thể thường làm buồn tiểu. Kiểm soát stress. Căng thẳng rất có liên quan đến các triệu chứng tiểu đau.