Đau bụng trên bên trái dưới sườn: đâu là “thủ phạm”?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Đau bụng trên bên trái có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường liên quan tới các bộ phận ở vị trí này bao gồm: tim, lá lách, thận, tuyến tụy, dạ dày, đại tràng, phổi. Một số nguyên nhân có thể điều trị tại nhà, song cũng có nhiều nguyên nhân đe dọa tính mạng cần đi khám ngay lập tức, đặc biệt là cơn đau dai dẳng và nghiêm trọng.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây đau bụng trên bên trái, phổ biến nhất là:

đau bụng trên bên trái

Đau bụng trên bên trái có nhiều nguyên nhân gây ra, bác sĩ cần khám mới biết rõ nguyên nhân chính xác.

Vấn đề về lá lách

Lá lách nằm ngay dưới phía sau xương sườn trái. Khi lá lách mở rộng (có thể xảy ra ở người bệnh mắc một số loại ung thư liên quan đến máu như bệnh bạch cầu, u lympho), nó sẽ gây ra triệu chứng đau mơ hồ, và ngày càng nặng hơn theo thời gian. Lá lách cũng có thể phình to khi bị nhiễm trùng như sốt; hoặc tai nạn gây chấn thương bụng.

Các vấn đề ở ruột

  • Viêm loét dạ dày: Có xu hướng gây ra đau bụng trên, dưới xương sườn. Cơn đau tồi tệ hơn sau khi ăn hoặc nằm xuống vào ban đêm.
  • Khó tiêu: khi đó người bệnh có thể bị đau bụng trên bên trái, kèm theo ợ nóng và trào ngược axit. Triệu chứng thường nặng hơn nếu nằm ngay sau bữa ăn.
  • Viêm dạ dày ruột: Bệnh có xu hướng gây đau trên bụng, thường kèm theo tiêu chảy, nôn mửa.
  • Viêm túi thừa: Thông thường cơn đau do viêm túi thừa thường xuất hiện ở vùng bụng dưới, nhưng đôi khi cơn đau có thể xảy ra ở phần trên của bụng. Các triệu chứng đi kèm là sốt, thay đổi thói quen đại tiện.
  • Bệnh Crohn và viêm loét đại tràng: Đây là những bệnh mạn tính có thể gây đau ở bất cứ đâu trong bụng. Chúng thường gây ra phân lỏng, đôi khi có máu.
  • Táo bón: Nếu ruột của bạn chứa đầy phân, nó có thể gây khó chịu ở bất kỳ vị trí nào trong bụng.
  • Hội chứng ruột kích thích: Thường có xu hướng đau ở vùng bụng dưới hơn, nhưng nó cũng có thể đau ở bất kỳ vị trí nào trong bụng. Đặc biệt bệnh thường gây ra đầy hơi, khiến người bệnh khó chịu hơn. Bệnh thường đến và đi nhanh chóng, kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón.

Sỏi thận và nhiễm trùng

Đau bụng trên bên trái có thể do các bệnh liên quan tới nhiều bộ phận

Đau bụng trên bên trái có thể do các bệnh liên quan tới các bộ phận nằm ở vị trí này gây ra.

Sỏi thận có thể gây ra cơn đau dữ dội, co thắt trong vài phút hoặc vài giờ. Người bệnh có thể có máu trong nước tiểu. Nhiễm trùng thận có thể gây đau bất cứ vị trí nào dọc theo đường tiết niệu. Nó có thể kèm theo sốt, đau khi tiểu tiện…

Phình động mạch chủ

Động mạch chủ là mạch máu chính của cơ thể, mang máu từ tim, và đi qua giữa bụng, lấy máu xuống chân và ở nơi khác. Trong trường hợp phình động mạch chủ, người bệnh có thể bị đau bụng, nhất là trường hợp mạch máu bị vỡ, người bệnh sẽ đau rất nặng ở bụng, lưng, hoặc ngực. Đây là trường hợp cấp cứu và cần điều trị ngay lập tức.

Viêm tuyến tụy, khối u tuyến tụy

Tuyến tụy nằm ở giữa phần trên của bụng. Những người bị viêm tụy cấp tính/mãn tính sẽ bị đau bụng trên, đi kèm cảm giác buồn nôn, sốt. Cơn đau thường nằm giữa phần trên, nhưng người bệnh có thể cảm thấy đau bụng trên bên trái. Khối u tuyến tụy cũng có thể gây đau bụng trên bên trái.

Mang thai

Do áp lực của thai đè lên các cơ quan khác trong bụng mẹ, và ép vào cơ hoành khiến bà bầu bị đau bụng trên bên trái. Ngoài ra, chị em phụ nữ còn bị khó tiêu, gây thêm áp lực lên dạ dày.

Ung thư

Bất kỳ khối u nào nằm trong khu vực góc phần tư phía trên bên trái đều có thể gây đau, bao gồm: ung thư dạ dày, thận, đại tràng phía trên, tuyến tụy, u lympho, bệnh bạch cầu…

—>>> Tham khảo: Nội soi dạ dày bao nhiêu tiền

Phải làm gì khi bị đau bụng trên bên trái?

Thăm khám đau bụng trên bên phải

Quá trình thăm khám lâm sàng giúp bác sĩ phát hiện những bất thường ở vùng bụng, từ đó sẽ có chỉ định chi tiết hơn.

Hãy theo dõi cơn đau của bạn, nếu cơn đau xuất hiện nhiều lần, dai dẳng, hoặc đau bụng nhiều, bạn cần đi khám ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng để phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, sau đó chỉ định một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: kiểm tra các vấn đề về thận.
  • Xét nghiệm máu kiểm tra chức năng của tuyến tụy, gan và thận, phát hiện viêm, nhiễm trùng…
  • Kiểm tra lượng đường trong máu
  • Sàng lọc phát hiện u lympho và bệnh bạch cầu

Sau khi phát hiện được nguyên nhân, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bạn.

Để đặt khám, vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 55 88 92/ hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital