Nguyên nhân gây đau bả vai
Đau bả vai có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, lứa tuổi và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
- Do thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi khiến cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột cũng có thể gây nên đau mỏi vai.
- Do mắc bệnh lý ở cơ xương khớp: Do bị tổn thương ở đốt sống cổ, thoái hóa… thường gặp ở người tuổi trung niên, người cao tuổi. Đốt sống cổ bị thoái hóa, gây kích thích lên dây thần kinh tủy và từ đó kích thích lên bả vai gây nên hiện tượng đau, mỏi.
- Do nằm ngủ sai tư thế: Ngồi, đứng hoặc nằm sai tư thế như gối đầu quá cao hoặc kê đầu trên một vật cứng quá lâu cũng là nguyên nhân gây nên đau bả vai.
- Do tính chất nghề nghiệp: Những người có nghề nghiệp ít vận động, thường xuyên ngồi hoặc đứng ở một chỗ quá lâu như nhân viên văn phòng, thợ máy, lái xe… đều có thể bị chứng đau mỏi bả vai gáy.
Cách phòng ngừa đau bả vai
Để phòng đau bả vai cần dựa vào các nguyên nhân gây bệnh.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa: Khi thay đổi thời tiết chúng ta cần giữ ấm cơ thể bằng cách mặc quần áo ấm, đeo khăn quàng cổ, găng tay, tất chân… để bảo vệ các khớp.
- Thường xuyên vận động: Với những người ít hoạt động như nhân viên văn phòng, lái xe… nên thường xuyên vận động. Nhân viên văn phòng nên đứng dậy đi lại khoảng 15-20 phút giữa các giờ làm việc căng thẳng để đầu óc minh mẫn, các xương khớp lưng, cổ tay, vai gáy được nghỉ ngơi, thư giãn, thoải mái.
Những người lái xe đường dài nên nghỉ khoảng 30 phút trong cả quãng đường đi để lưng, mắt và tay, bả vai được nghỉ ngơi, tránh đau mỏi ảnh hưởng tới công việc.
- Vận động hàng ngày: Những người có hoạt động cúi nhiều, ảnh hưởng đến cổ vai gáy (như diễn viên xiếc, nông dân, công nhân…) nên có những bài tập thể dục dành riêng cho các bộ phận này vào buổi sáng và tối để khôi phục lại chức năng của các dây thần kinh ở đây sau một ngày lao động vất vả.

Chú ý vận động hàng ngày cũng giúp tăng cường sức khỏe, tăng sự dẻo dai cho các khớp xương, ngừa đau bả vai
- Chú ý tư thế ngủ: Để phòng đau bả vai chúng ta cũng cần chú ý trong lúc ngủ cần nằm đúng tư thế, sử dụng gối có độ cao phù hợp, không được cứng quá cũng không mềm quá. Gối cần có độ mềm vừa phải và thích hợp với từng đối tượng, lứa tuổi.
- Điều trị triệt để các bệnh lý cơ xương khớp: Khi cơ thể mắc bệnh lý về cơ xương khớp thì người bệnh cần đi khám và tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ để cải thiện sớm bệnh, loại bỏ những triệu chứng, hạn chế biến chứng xảy ra.