6 dấu hiệu bệnh bạch cầu mọi phụ nữ cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư bạch cầu là loại ung thư xuất phát từ các tế bào máu – được sản xuất trong tủy xương. Ở những người mắc bệnh bạch cầu, tủy xương tạo ra nhiều bạch cầu bất thường và không thực hiện đúng chức năng của nó, gây ra nhiều nguy hại cho cơ thể. Nhận biết các dấu hiệu của bệnh bạch cầu là điều rất quan trọng để đi khám sớm và điều trị kịp thời.

Dưới đây là 6 dấu hiệu bạch mọi phụ nữ cần biết để đi khám sớm:

Da nhợt nhạt

Da nhợt nhạt, xanh xao là một trong những dấu hiệu bệnh bạch cầu mà phụ nữ cần chú ý.

Khi bệnh bạch cầu phát triển, các tế bào ung thư có thể áp đảo các tế bào khỏe mạnh, khiến cơ thể bị thiếu máu, dẫn tới da bị nhợt nhạt. Thiếu máu cũng khiến bàn tay của người bệnh luôn bị lạnh.

Mệt mỏi

Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến của bệnh bạch cầu. Nếu bạn nhận thấy bị mệt mỏi, thiếu năng lượng, uể oải mà không rõ nguyên nhân, ngay cả sau khi đã nghỉ ngơi thì cần đi khám bác sĩ.

Nhiễm trùng hoặc sốt

Cần chú ý nếu bạn thường xuyên sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi ban đêm, vì đây cũng là những dấu hiệu bệnh bạch cầu thường gặp.

Các tế bào máu của chúng ta là một thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Nếu như các tế bào máu không phát triển bình thường, chúng ta có thể mắc bệnh thường xuyên hơn. Nhiễm trùng hoặc sốt là một trong những triệu chứng phổ biến nhất mà những người bị bệnh bạch cầu thường gặp phải.

Khó thở

Cùng với cảm giác bị thiếu hụt năng lượng, thở dốc cũng là một dấu hiệu cần chú ý. Đặc biệt là khi bạn tập thể dục hoặc khi thực hiện một công việc gì đó hàng ngày mà cảm thấy vất vả hơn, khó thở thì cần lưu tâm.

Các vết thương lâu lành hơn

Đừng chủ quan nếu như bạn dễ dàng bị bầm tím, thương tích, hoặc vết thương lâu lành hơn bình thường.

Chị em cũng cần chú ý nếu như da dễ xuất hiện vết bầm tím mà không do va đập mạnh, hoặc những vết xước, vết thương nhỏ nhưng lâu lành cũng là dấu hiệu liên quan tới bệnh bạch cầu. Ngoài ra, bạn cũng đừng bỏ qua nếu như da xuất hiện những chấm nhỏ màu đỏ, giống như phát ban, bởi bệnh bạch cầu cũng thường gây ra triệu chứng này.

Các triệu chứng khác

Mặc dù không phổ biến như năm triệu chứng được đề cập ở trên, đổ mồ hôi ban đêm và đau nhức xương khớp cũng liên quan đến bệnh bạch cầu. Bên cạnh đó, giảm cân, các hạch bạch huyết sưng to, sốt, ớn lạnh,… cũng là những triệu chứng thường gặp.

Chẩn đoán bệnh bạch cầu như thế nào?

Nếu một người có những triệu chứng nghi ngờ của bệnh bạch cầu, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Nếu kết quả bất thường, người bệnh sẽ phải làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán chính xác.

Khi gặp các dấu hiệu bất thường như nêu trên, đặc biệt dấu hiệu này kéo dài không dứt, hãy đến ngay các bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán.

Để đặt lịch khám, xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 55 88 92/hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital